Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Phong tục lễ ăn hỏi

Theo phong tục tập quán của người Việt Nam thì lễ cưới là một trong những ba việc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy mà mà lễ cưới phải được tổ chức và chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước lễ cưới chính là lễ hỏi một trong những nghi lễ được coi là bắt buộc và không thể thiếu. Lễ ăn hỏi được tổ chức nhằm mục đích hai gia đình cho phép con cái đi lại chính thức với nhau, người con gái đã được gả vào nhà trai và chỉ chờ đến ngày cưới chính thức là sẽ nên vợ nên chồng.

Lễ vật

Sẽ do nhà trai chuẩn bị và đưa tới nhà gái. Nhìn vào lễ vật có thể thấy được sự sung túc của nhà trai cũng như tấm lòng dành cho nhà gái. Theo truyền thống lễ vật gồm có bánh cốm, bánh phu thê hoặc có thể sử dụng bánh chưng và bánh dày. Đây là hai cặp bánh bắt buộc tượng trưng cho âm và dương hài hòa. Ngoài ra còn có trầu, cau, rượu, thuốc lá, bánh đậu xanh, tiền dẫn cưới,..Đặc biệt lễ vật nhất thiết phải sắm là số chẵn và được đặt trong tráp là số lẻ.
Ý nghĩa của lễ vật là bày tỏ lòng biết ơn đói với công dưỡng dục của cha mẹ nhà gái. Đồng thời còn thể hiện sự yêu quý và trân trọng của nhà trai đối với con dâu tương lai.
Lễ vật đều được đặt trong tráp màu đỏ thể hiện sự sung túc và hạnh phúc.


(Lễ vật truyền thống trong ăn hỏi của người Việt)


(Trầu cau là một trong những lễ vật thường thấy trong lễ hỏi của người Việt)

Thủ tục

  • Rước lễ vật

Tất cả các lễ vật phải đăth trong mâm đồng và phủ vỉ đỏ hoặc bày trong quả sơn son thếp vàng. Sử dụng các loại phượng tiện di chuyển từ nhà trai đến nhà gái. Nên dừng lại cách nhà gái khoảng 100 mét sau đó đội mâm bê vào nhà gái. Đây chính là truyền thống văn hóa trong lễ hỏi của người Việt.


(Đoàn dẫn lễ từ nhà trai sang nhà gái bằng xích lô)

  • Tiếp khách

Đây là một nghi lễ quan trọng mà nhà giá cùng phải thực hiện chu đáo để bày sự yêu mếm dành cho nhà trai. Không nhất thiết phải bày tiệc mặn có thể dùng tiệc trà để thay thế.

Cô dâu phải ngồi trong phòng cho đến khi nào cha me gọi ra. Sau đó thắp hương bàn thờ tổ tiên và đi rót trà mời mọi người xung quanh.

  • Nhà gái

Khi nhận lễ vật từ nhà trai nhà gái đặt một phần lên bàn thờ gai tiên. Khi lễ hỏi xong nhà gái chuyển lại cho nhà trai một phần, phần còn lại thì đem chia cho họ hàng.

  • Biếu trầu

Sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng lễ vật của nhà trai chia thành từng gói nhỏ làm quà cho họ hàng, chòm xóm. Nhằm loan báo tin vui. Lưu ý bánh trái phải chia số chẵn nhưng riêng lá trầu và quả cau phải từ bốn trở lên.

  • Trang phục

Trong lễ ăn hỏi cô dâu mặc áo dài đỏ với hoa văn được thêu thùa tinh tế. Chú rể mặc vest hoặc áo dài.


(Trang phục của cô dâu chú rể trong lễ ăn hỏi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét