Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Nhẫn cưới cổ điển luôn là nhẫn cưới hợp thời

Nhẫn cưới là một vật thiêng liêng và cao quý, nó cũng là vật không thể thiếu đối với mỗi người khi bạn tổ chức đám cưới. Nhẫn cưới thể hiện tình yêu thương của mọi người, nó là một minh chứng cho sự gắn kết của mình với nửa còn lại. Nó là một vật sẽ theo bạn suốt cuộc đời nên bạn sẽ cần phải suy nghĩ đến việc chọn mua nhẫn cưới sao cho phù hợp với bạn. Tuy nhẫn cưới là một vật thiêng liêng, cao quý và nó cũng là một vật sẽ theo bạn suốt cuộc đời này tuy nhiên bạn cũng không nên chọn những chiếc nhẫn hợp mốt hay là những chiếc nhẫn quá xa xỉ, không phù hợp với túi tiền của bạn. Trong kế hoạch đám cưới , ngân sách bạn nê, dành cho nhẫn cưới là bao nhiêu?  Bạn chỉ cần chọn mua một chiếc nhẫn không cần quá cao, không cần phải đính kim cương chỉ cần hợp với phogn cách và túi tiền của bạn là được. Sau đây là một số phương pháp chọn nhẫn cưới.
  1. Sự trở lại của nhẫn theo phong cách cổ điển
Hiện nay có rát nhiều cô dâu và chú rể không cần phải mua nhẫn cưới mà được cha mẹ truyền lại cho, những chiếc nhẫn như thế thường là những chiếc nhẫn mang phong cách cổ điển. Thường những chiếc nhẫn đó là những chiếc nhẫn trơn hoặc cùng lắm là có đính thêm một hạt kim cương nhỏ hoặc đá nhỏ trên mặt nhẫn. Và hiện nay thì những chiếc nhẫn như thế đang trần ngập thị trường và bán còn chạy hơn cả những chiếc nhẫn có gắn kim cương hoặc những chiếc nhẫn mang phong cách đột phá. Ngoài ra một mục đích khác mà hiện nay những cặp đôi lựa chọn những chiếc nhẫn mang phong cách cổ điển này đó là do những chiếc nhẫn này thường là những chiếc nhẫn có kiểu dáng thanh mảnh, nó phù hợp với tất cả những ngón tay và nó cũng phù hợp với cả cô dâu và chú rể. Một xu hướng khác trong trang sức cưới là đeo thêm các trang sức phụ, một gợi ý các cặp đôi có thể đeo thêm vòng tay hoặc dây chuyền đôi. Theo sự quan sát và phát hiện ra điều này khi thấy ngày càng có nhiều chú rể đặt làm riêng bộ vòng tay có thiết kế khớp với thiết kế nhẫn cưới. Và một điều quan trọng khác mà các cặp đôi chú ý đó là giá thành của nó dù nó có đẹp tới đâu mà giá thành của nó quá cao siêu thì chắc là cũng sẽ chẳng có nhẫn cặp đôi nào dám mua hoặc là người đó phải có gia thế vô cùng lớn. Còn đối với những cặp đôi có gia cảnh bình thường vì việc lựa chọn một cặp nhẫn cưới vừa có thể đúng theo phong cách của mình lại vừa có thể tiết kiệm được chi phí thì chẳng việc gì mà không làm theo cả.   Giảm giá dịch vụ quay phim chụp ảnh cưới hỏi trong 15 ngày đầu tháng này.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Tráp ăn hỏi cùng màu sắc độc đáo

Trong lễ ăn hỏi, tráp ăn hỏi được xem là một lễ vật quan trọng và không thể thiếu được trong ngày này. Tráp ăn hỏi thể hiện tấm lòng chân thành và tình cảm sâu sắc mà nhà trai dành cho nhà gái. Các vật phẩm, số lượng vật phẩm trong tráp ăn hỏi cũng thể hiện tấm lòng thành và sự chu đáo của nhà trai.

Tráp ăn hỏi thường có màu đỏ và trang trí bằng họa tiết hoa văn màu vàng đồng. Tông màu truyền thống trong các đám cưới cổ truyền của người Việt. Tuy nhiên ngày nay do sự phát triển và giao lưu với nhiều nền văn hóa, phong tục khác trên thế giới chính vì vậy mà tráp ăn hỏi cũng trở nên đa dạng và phong phú hơn. Cách  xếp tráp ăn hỏi cũng khá đa dạng nhưng vẫn giữ được bản chất văn hóa truyền thống của người Việt trong từng mâm tráp trong ngày này.

  • Mâm tráp màu đỏ

Màu đỏ là màu truyền thống trong đám cưới của người Việt. Màu đỏ thể hiện sự may mắn, tình yêu son sắt thủy chung và bền chặt của đôi lứa. Chính vì vậy mà mâm tráp màu đỏ được rất nhiều họ nhà trai lựa chọn khi mang đến nhà gái. Mâm tráp màu đỏ cũng giúp tôn lên nét đẹp của từng lễ vật trong mâm tráp đó. Như màu xanh của quả cau, lá trầu nổi bật trên nền đỏ rực rỡ vô cùng đẹp mắt.

(Mâm tráp trầu cau cùng màu đỏ truyền thống)

(Màu đỏ tượng trưng cho sự hoàn hảo và hạnh phúc)

(Cách xếp tráp lễ ăn hỏi sao cho vuông vắn, đủ đầy trong mâm tráp)

  • Mâm tráp màu vàng đồng

Màu vàng đồng tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, hạnh phúc tròn đầy và viên mãn. Đây cũng chính là gam màu được nhiều người lựa chọn trong đám hỏi. Như một lời chúc hạnh phúc đến cô dâu, chú rể. Gam màu này cũng khá sang trọng kết hợp trang trí cùng chữ hỷ màu đỏ vô cùng độc đáo.

(Mâm tráp màu vàng đồng thể hiện sự giàu sang, phú quý)

  • Mâm tráp màu ánh bạc

Đây là tông màu khá tinh tế với sắc bạc sáng và sang trọng, giúp cho tráp ăn hỏi thêm phần trang nhã và mới mẻ.

(Mâm tráp quả màu ánh bạc tinh tế)

(Lễ vật nổi bật trong tráp màu ánh bạc)

  • Mâm tráp màu quả hồng

Với tông màu hồng dịu dàng ngọt ngào sẽ đem lại sự mới mẻ và trẻ trung cho lễ ăn hỏi. Gam màu hồng dịu ngọt khá thích hợp với ngày lễ ăn hỏi đem lại cảm giác ấn tượng và vô cùng trẻ trung, lãng mạn.


(Mâm tráp màu hồng đem lại vẻ đẹp dịu dàng cho lễ ăn hỏi)

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Lễ cưới hỏi và 10 điều những cặp đôi nên biết.

Nghi lễ ăn hỏi trước những năm 1945 thì khá cầu kì và nhiều giai đoạn. Tuy nhiên khoảng 10 năm trở lại đây thì đã được cắt giảm sao cho phù hợp với thuần phong mĩ tục và hợp với nhịp sống của đô thị hiện đại.


Thủ tục ăn hỏithủ tục cưới xin ở mỗi một vùng miền đều khác nhau. Miền Nam người dân có xu hướng lấy số tráp chẵn, còn người miền Bắc có xu hướng lấy số tráp là số lẻ, số lễ vật là số chẵn.Bởi vì người miền Bắc có quan niệm có chẵn có lẻ mới có thể khiến vợ chồng hạnh phúc.

Việc trang trí tráp ăn hỏi có 2 loại một là theo kiểu truyền thống hai là theo kiểu rồng phượng. Kiểu truyền thống khá đơn giản còn trang trí tráp ăn hỏi theo kiểu rồng phượng thì phức tạp hơn.

Sính lễ ăn hỏi thông thường do nhà gái quyết định. Tuy nhiên hiện nay sính lễ ăn hỏi thường do hai gia đình bàn bạc cùng nhau, thấy hợp lý rồi mới quyết định chọn.
Dù một đám cưới sẽ có nhiều tráp ăn hỏi khác nhau, nhưng vẫn phải có hai tráp ăn hỏi chính là tráp trầu cau ăn hỏitráp hoa quả ăn hỏi.


Mặc dù thủ tục trong ăn hỏi ở mỗi một địa phương khác nhau, mỗi một miền trong đất nước đều khác nhau nhưng có một loại lễ vật mà tất cả mọi nơi đều phải có là tráp trầu cau. Tráp tràu cau tượng trưng cho tình cảm vợ chồng gắn bó khăng khít và thủy chung.

Việc cưới xin của cô dâu chú rể cần được lên kế hoạch sớm và chi tiết. Thông thường cô dâu chú rể nên chọn chuẩn bị trước tầm 6 tháng đến nửa năm. Đối với các cặp đôi có tính cách cẩn thận thì thời gian chuẩn bị sẽ nhiều hơn nếu thích.

Cô dâu chú rể có thể lựa chọn tự làm wedding planner hoặc có thể chọn đặt tiệc cưới ở dịch vụ cưới xin trọn gói để có thể được lo liệu chu toàn. Đôi với những cô dâu chú rể có ý định tự làm wedding planner thì cần phải có thời gian chuẩn bị nhiều hơn những người đặt dịch vụ cưới hỏi trọn gói.


Cô dâu chú rể có 2 phương án để tổ chức tiệc cưới một là đặt tiệc cưới buffet hai là đặt tiệc cưới truyền thống tại các nhà hàng khách sạn theo mâm.

Mỗi một cặp đôi có thể lựa chọn địa điểm tổ chức đám cưới cho mình là ở ngoài trời hoặc ở hội trường. 

Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

Lễ ăn hỏi 11 tráp

Tráp ăn hỏi là một trong những lễ vật không thể thiếu trong ngày lễ ăn hỏi. Theo quan niệm của từng vùng miền mà số lượng tráp ăn hỏi được chuẩn bị theo số lượng chẵn hoặc lẻ. Ở miền Bắc thì số tráp ăn hỏi là số lẻ như 3/5/7/11. Số lẻ tượng trưng cho sự phát trienr sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên số vật phẩm trong tráp phải là số chẵn tượng trưng cho đôi lứa có cặp có đôi.


Lễ ăn hỏi 11 tráp được chuẩn bị khá cầu kỳ và kỹ lưỡng với những các loại lễ phẩm đã trở thành thương hiệu như bánh cốm hàng Than, chè Thái Nguyên, cau Đông Hải Phòng, bánh đậu xanh rồng vàng Minh ngọc,…

Tráp ăn hỏi 11 tráp thường khá cầu kỳ nên ít gia đình chọn. Tuy nhiên lễ ăn hỏi 11 lại có ưu điểm là đẹp mắt nên cũng thể gọi là hiếm. Tùy từng vùng miền mà chọn lễ vật sao cho phù hợp. Lễ ăn hỏi 11 tráp còn thể hiện ý nghĩa sung túc đủ đầy và thành ý của nhà trai đối với nhà gái.


(Lễ ăn hỏi 11 tráp ở miền Trung)

Lễ ăn hỏi 11 tráp bao gồm những lễ vật cơ bản như: tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tráp bánh cốm, tráp bánh phu thê, tráp chè, tráp sen, tráp mâm xôi, tráp lơn quay, tráp bánh đậu xanh, tráp bánh chocopice. Ngoài ra có thể thay đổi lễ vật theo từng vùng miền và từng địa phương. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tráp trầu cau, tráp rượu thuốc và tráp bánh đó là những lễ vật truyền thống và cơ bản nhất trong lễ ăn hỏi.

Vì là lễ ăn hỏi 11 tráp nên bạn có thể lựa chọn được nhiều những lễ vật. Nhưng lưu ý dù là lễ nào cũng nên lựa chọn những vật phẩm tốt và thương hiệu như bánh cốm Nguyên Ninh một thương hiệu bánh được khá nhiều người tin dùng. Chè Tân Cương Thái Nguyên cũng được lòng rất nhiều thực khách. Bánh đậu xanh rồng vàng Minh ngọc, cau Đông Hải Phòng,…

Tráp hoa quả là một trong những lễ vật được tran gtris cầu kỳ và công phu nhất. Tráp hoa quả tượng trưng cho sự no đủ, hạnh phúc và tình yêu bền chặt của cặp đôi uyên ương.

(Tráp hoa quả hình phượng)


(Tráp hoa quả hình rồng)

Lễ ăn hỏi 11 tráp với số lượng tráp lớn vì vậy mà số lễ vật cũng tăng theo. Lễ vật cũng được lựa chọn và trang trí cầu kỳ hơn. Mang ý nghĩa chúc phúc và tấm lòng của nhà trai đối với nhà gái.


(Tráp bánh phu thê được trang trí cầu kỳ)

Lễ ăn hỏi miền nam

Ở từng vung miền, địa phương khác nhau mà lễ ăn hỏi được diễn ra theo phong tục của tùng miền. Nước ta có ba miền Bắc, Trung, Nam mỗi vùng miền có các phong tục và lối sống khác nhau chính vì vậy mà lễ ăn hỏi cũng có đôi chút khác biệt. Như trong lễ vật của người miền Nam có tráp lợn quay mà ở miền Bắc không có. Tuy nhiên thì lễ ăn hỏi ở miền Nam cũng bao gồm những bước cơ bản sau:

  • Nghi thức rước lễ vật

Vào ngày ăn hỏi họ nhà trai sẽ mang lễ vật đén họ nhà gái để chính thức hỏi con gái nhà người ta về làm vợ. Lễ vật cũng được đặt trong tráp hoặc mâm và được chùm vải đỏ.

(Nghi thức rước lễ vật ở miền Nam)

  • Nghi thức chào hỏi

Sau khi đội bê tráp của nhà trai mang lễ vật đến và hai đội bê tráp chào hỏi nhau. Sau đó đội bê tráp của nhà gái sẽ mang lễ vật vào trong nhà.

(Nghi thức chào hỏi ở lễ ăn hỏi)

  • Nghi thức mời nước và trò chuyện

Ở nghi thức này hai họ sẽ ngồi trò chuyện cùng nhau, hai gia đình sẽ giới thiệu từng thành viên trong nhà. Sau đó, đại diện họ nhà trai sẽ đại diện thay mặt mọi người trong họ tuyên bố lý do dẫn lễ sang họ nhà gái. Cuối cùng mẹ chú rể cùng mẹ cô dâu mở từng tráp lễ vật và họ nhà gái chấp nhận lý do cũng như lễ vật của họ nhà trai. ở miền nam mẹ chú rể sẽ chuẩn bị một bộ áo dài cùng nữ trang để tặng cho con dâu trong lễ ăn hỏi.

(Nghi thức chào hỏi)

  • Nghi thức ra mắt

Cô dâu cùng chú rể ra mặt gia đình hai họ và cùng nhau đi rót trà, mời rượu mọi người có mặt trong buổi lễ.

(Nghi thức ra mắt quan viên hai họ)

  • Nghi thức thắp hương bàn thờ tổ tiên

Ở vùng miền nào thì nghi thức thắp hương bàn thờ tổ tiên vẫn là nghi lễ quan trọng nhất. Chứng tỏ tấm lòng thành của con cháu đối với ông bà tổ tiên và cầu mong hạnh phúc bền lâu.

(Nghi thức thắp hương bàn thờ tổ tiên)

  • Nghi thức bàn về đám cưới

Sau khi thặp hương xong họ nhà trai và họ nhà gái sẽ ngồi lại với nhau và bàn bạc cụ thể về ngày cưới như chọn ngày, giờ cụ thể sao cho thích hợp nhất.

  • Nghi thức lại quả

Nhà gái sẽ lấy một phần lẽ vật mà nhà trai mang tới để làm nghi thức lại quả.

  • Mời tiệc họ nhà trai


Sau các nghi thức họ nhà gái sẽ mời tiệc họ nhà trai để bày toe tấm lòng chân thành của họ nhà gái đối với họ nhà trai.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

Mặc gì trong ngày lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi được xem là nghi lễ quan trọng mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt Nam. Lễ ăn hỏi diễn ra trước đám cưới và là nghi lễ chính thức cho phép cô dâu, chú rể đi lại và được coi như con cái trong nhà. Chính vì vậy trong ngày nay các cô dâu thường băn khoăn không biết phải chọn trang phục gì cho phù hợp.

Có rất nhiều loại váy ăn hỏi cho các cô dâu lựa chọn trong ngày nay. Có hai kiểu váy phổ biến cho cô dâu lựa chọn đó là áo dài và váy theo phong cách phương Tây hiện đại.

  • Áo dài

Tà áo dài là bộ trang phục truyền thống và mang đậm bản sắc văn hóa của người Việt. Tà áo dài thướt tha, nhẹ nhàng đem lại một vẻ đẹp thanh thoát, giản dị nhưng cũng không kém phần duyên dáng cho người con gái. Áo dài truyền thống thường được nhiều cô dâu lựa chọn trong lế ăn hỏi với hai gam màu đó là trắng và đỏ. Đây là hai gam màu thường thấy trong các đám cưới cổ truyền xưa. Cùng với chất liệu lụa mềm mại càng làm tôn thêm nét đẹp mặn nồng của cô dâu trong ngày lễ ăn hỏi quan trọng.
Bạn cũng nên lựa chọn những trang phục có màu sắc nổi bật để khác biệt với đội ba tráp. Như vậy mới có thể tỏa sáng và nổi bật nhất.


(Cô dâu đẹp dịu dàng trong tà áo dài đỏ truyền thống)


(Cô dâu nổi bật cùng tà áo dài rực rỡ)
Ngoài tà áo dài truyền thống cô dâu cũng có thể chọn cho mình tà áo dài cách tân cùng các thiết kế mới lạ nhưng cũng không kém phần duyên dáng và nổi bật. Bạn cũng có thể lựa chọn được nhiều tông màu theo sở thích như tím, hồng, xanh, hay gam màu pastel dịu ngọt. Cùng các chất liệu như voan, ren được thiết kế cầu kỳ và theo sử thích cá nhân. Những tà áo này đem lại sự trẻ trung mới mẻ những cũng không kém phần duyên dáng và nhẹ nhàng.


(Tà áo dài cách tân cùng phần đuôi váy xòe)


(Tà áo dài tay lỡ mới mẻ cùng vải ren và đường cắt tinh tế)

  • Váy ăn hỏi theo phong cách phương Tây

Nếu thích sự mới mẻ và trẻ trung cô dâu hoàn toàn có thể chọn cho mình một bộ váy theo phong cách phương Tây để mặc trong ngày lễ ăn hỏi. Ngày nay thì nhiều cô dâu có xu hướng chọn kiểu váy này hơn. Tuy nhiên bạn cũng phải lưu ý chọn những bộ váy không quá hở hang và rườm rà chi tiết phụ kiện vì đây là lễ ăn hỏi không phải lễ cưới. Một bộ váy trắng nhẹ nhàng đơn giản là bạn đã trở nên duyên dáng và vô cùng xinh đẹp trong ngày lễ ăn hỏi rồi.


(Bộ váy đơn giản nhưng vô cùng nữ tính cùng gam màu trắng)

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Lễ ăn hỏi 3 tráp

Lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức truyền thống diễn ra trước đám cưới của người Việt Nam. Sau lễ ăn hỏi cô dâu và chú rể được phép qua lại với nhau, được coi như con cái trong nhà và chỉ chờ đến ngày lành tháng tốt để nên duyên vợ chồng.

Lễ vật trong ngày ăn hỏi cũng được chuẩn bị cầu kỳ từ nhà trai. Tráp ăn hỏi chính là một trong những lễ vật không thể thiếu trong ngày này. Tráp ăn hỏi còn thể hiện lòng biết ơn của nhà trái đối với công lao sinh thành và nuôi dưỡng của cha mẹ nhà gái.

Tùy từng địa phương và vùng miền tại lễ ăn hỏi mà nhà trai chuẩn bị số tráp là: lễ ăn hỏi 3 tráp, lễ ăn hỏi 5 tráp, lễ ăn hỏi 7 tráp, lễ ăn hỏi 11 tráp. Trong mỗi tráp số lượng các vật phẩm phải là số lượng chẵn vì số lượng chẵn biểu hiện cho đôi lứa có đôi, có cặp.

Trong lễ ăn hỏi 3 tráp thì phải kể đến đầu tiên là tráp trầu cau, tráp rượu thuốc và tráp bánh.

  • Tráp trầu cau

Theo quan niệm của các cụ ta ngày xưa :’’ miếng trầu là đầu câu chuyện” Chính vì vậy mà trong các dịp lễ lớn thì không thể nào thiếu được trầu cau. Đó là một trong những nét văn hóa đẹp của truyền thống người Việt ta. Hơn nữa trầu cau còn tượng trưng cho tình cảm vợ chồng son sắt bền chặt dẫu có thế nào cũng nương tựa vào nhau, quấn quýt lấy nhau như giàn trầu và cây cau.

Buồng cau được chọn là buồng cau có những quả cau bánh tẻ căng tròn, bóng và đẹp mắt. Kết hợp cùng lá cau xanh mướt tạo thành một tráp lễ vật vô cùng đẹp mắt. Trang trí thêm dây ruy băng đỏ và chữ hỷ được cắt khéo léo và đẹp mắt.


(Tráp trầu cau vô cùng đẹp mắt nổi bật cùng sắc xanh đỏ)

  • Tráp rượu thuốc

Tráp rượu thuốc mang ý nghĩa tỏ lòng hiếu thảo của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Tráp rượu thuốc được dâng lên bàn thờ tổ tiên như lời kính mời tổ tiên và các vị tiền nhân về dự đám cưới và chúc phúc cho đôi uyên ương trăm năm hạn phúc.
Hiện nay có rất nhiều kiểu tráp rượu thuốc đa dạng vì vậy bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho mình.

(Tráp rượu thuốc vô cùng bắt mắt)

  • Tráp bánh

Tráp bánh bao gồm bánh cốm và bánh phu thê. Bánh cốm màu xanh, bánh phu thê màu đỏ tượng trưng cho tình cảm vợ chồng nồng thắm và hạn phúc. Ngoài ra còn tượng trưng cho âm và dương hòa hợp tạo nên tình cảm vợ chồng hạn phúc và bền chặt.



(Tráp bánh cốm và tráp bánh phu thê)